Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Kích thước chuẩn của tem bảo hành

Kích thước chuẩn của tem bảo hành theo hình dáng

Tem bảo hành luôn luôn đi cùng và dán lên sản phẩm theo quy định của pháp luật cũng như đảm bảo uy tín , trách nhiệm, tránh hàng giả hàng nhái của sản phẩm hàng hóa.
Tùy vào từng dòng sản phẩm và lựa chọn của doanh nghiệp mà lựa chọn loại tem bảo hành phù hợp

Đối với Tem bảo hành hình chữ nhật:

 Thường được sử dụng nhiều để dán lên các sản phẩm điện tử hay linh kiện điện tử như: máy vi tính, máy in, máy fax, máy điện thoại…Kích thước tem bảo hành hình chữ nhật thường được sử dụng bao gồm: 1cm x 1.5cm, 1cm x 2cm, 1cm x 2.5cm, 1cm x 3cm, 1.5cm x 3cm, 2cm x 4cm.

Đối với Tem bảo hành hình elip hay hình tròn:

Loại tem này được sử dụng để dán lên sản phẩm có hình dạng khối (như lọ nước hoa, lọ kem dưỡng da có hình trụ tròn...). Tem bảo hành hình tròn hay hình elip được sử dụng chủ yếu để dán lên các sản phẩm như: Điện thoại di động, các thiết bị số cầm tay, linh phụ kiện điện thoại, máy tính laptop, lĩnh vực hóa mỹ phẩm làm đẹp, hay những cuốn sách cũng được gián tem này vào.
+ Tem bảo hành hình tròn có kích thước đường kính: 0.8cm, 1cm, 1.2cm, 1.5cm, 2cm, 2.2cm
+ Tem bảo hành hình elip có kích thước: 0.8cm x1.3cm, 1cm x 1.5cm, 1cm x 2cm, 1.2cm x 1.8cm.

Xưởng in tem bảo hành uy tín

Xưởng in Việt Bắc chuyên in tẻm bảo hành giá rẻ, chất lượng tại Hà nội.
Qúy khách có nhu cầu in tem decal các loại liên hệ để được tư vấn báo giá theo từng loại kích thước khác nhau.
SĐT: 043 224 2561 HOẶC 096 725 055
Email: vietbaccompany@gmail.com

Một số lưu ý khi in trên chất liệu Metalize

Metalize là gì?

Metalize là một lớp màng được mạ một lớp kim loại rất mỏng (khoản 4 micromet). Thông thường lớp kim loại này thường là Nhôm hoặc có thể là Niken hoặc Crom...
Metaliza có hai loại chất liệu đó là giấy metalize và màng metalize
Thường sử dụng trong in ấn bao bì, vỏ hộp sản phẩm...

Khi in trên metalize cần chú ý những điểm sau

Các loại màng metalize: 

Trên thị trường hiện đang bán rất nhiều loại như: bóng, bông, 7 màu...
Lưu ý: Tùy nhà cung cấp sẽ có từng loại màng có bề mặt (độ bóng) khác nhau. Mảng phải được xử lý Corona (2 mặt càng tốt).

Keo ghép phù hợp:

- Ghép bằng keo sữa (Chưa nghe thấy ghép bằng keo khác)
Ưu điểm: rẻ, bất cứ cơ sở lớn nhỏ nào cũng có thể ghép được.
Nhược điểm: dễ bong tróc, bề mặt kém mịn, đôi khi nổi rõ thớ giấy.
- Ghép bằng máy cán màng nhiệt
Ưu điểm: Bề mặt khá mịn, độ bám cao.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao đòi hỏi kiến thức khi vận hành.
Lưu ý: Nếu cần bồi lên loại giấy để có độ dày theo ý muốn vẫn phải dùng keo sữa.
Các loại giấy thường dùng để ghép: C150 trở lên, Ivory, Duplex. Trong đó hai loại sau là thông dụng hơn cả khi dùng làm bao bì.

Lưu ý: Khi mua giấy nên lưu ý khổ giấy lớn hơn khổ in khoảng 3 cm để xén, tránh bong tróc ở 2 mép

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Các Kỹ thuật in áo thun phổ biến hiện nay

In áo thun hiện nay đang được giới trẻ hết sức ưa chuộng với nhiều mẫu mã khác nhau.

Các công nghệ in áo phun cũng hết sức đa dạng

Thay vì sử dụng các loại áo thun in sẵn trên thị trường khách hàng ngày càng muốn một chiếc áo thun được thiết kế riêng, độc đáo, theo ý thích của họ. Chính vì vậy, công nghệ in áo thun ra đời và được sử dụng rầm rộ những năm gần đây. In áo thun đồng phục trường lớp, đội bóng, công ty, tổ chức, nhóm, đôi, gia đình, các nhân...
In áo thun thường sử dụng công nghệ in sau đây: In kỹ thuật số, in lụa, in chuyển nhiệt, in ép cao tần....

In kỹ thuật số

Đây là kỹ thuật in nhanh và in áo thun được tất cả các loại màu, hình ảnh in. Chỉ cần có sẵn file thiết kế là có thể in hết sức nhanh chóng với số lượng lớn được. In được cả màu sáng và màu tối

Hạn chế của in áo phun bằng phương pháp kỹ thuật số

- Giá thành hơi cao so với các kỹ thuật in khác
- Khổ giấy in bị giới hạn tùy thuộc vào máy in, sự ổn định về màu sắc phụ thuộc vào nhiệt độ và lực nén của máy, có thể bị sai lệch màu sắc hình in, ngoài ra kỹ thuật này không được in trên vải 100% cotton.

In Lụa

với in lụa trên áo thun khi in lụa gia công có thể in được tất cả các màu áo như nhau nhưng chỉ in được mẫu hình có màu đơn giản. Với máy in lụa hiện đại có thể khắc phục được điều trên, in với số lượng nhiều, chất lượng cao mà giá in lụa lại rẻ hơn rất nhiều so với in kỹ thuật số.

Hạn chế

- Máy in lụa gia công sẽ không in được màu tối và áo thun có các thiết kế nhiều chi tiết phức tạp
In chuyển nhiệt và in cao tần là công nghệ in ít sử dụng hơn so với hai kỹ thuật in trên
Nhìn chung loại in áo thun được sử dụng nhiều nhất và tiết kiệm chi phí hơn đó chính là in lụa
Nếu bạn có thắc mắc gì về in áo thun hoặc đặt in áo thun có thể liên hệ tới in ấn Việt bắc
043.224.2561 hoặc 0966 735 055
Web: quangcaovietbac.vn