Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy in Epson nếu bạn không muốn hỏng đầu phun

Những trường hợp dễ gây tắc, hỏng đầu phun máy in epson

Đầu in là một bộ phận quan trọng của máy in phun. Đồng thời bộ phận này khi mua mới hay thay thế cũng có chi phí lớn. Đầu phun tác động đến chất lượng bản in cũng như sự hoạt động của máy in phun. Chính vì vậy trong quá trình sử dụng chúng ta cần có những lưu ý nhất định để tránh làm hỏng đầu phun.

1. Mực in đọng lại trên đầu in trong quá trình in sản phẩm.

 Đến một lúc nào đó thì sẽ làm bít lỗ vòi phun. Do vòi phun rất nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được,nếu nói đúng hơn thì nhỏ hơn đầu tóc, mũi kim muỗi. Khi in, mực thường đọng lại một ít trên bề mặt lỗ phun, phần mực đọng lại lâu ngày và chất bay hơi cũng đã hết, mực sẽ khô lại, ngày qua ngày sẽ làm cho lỗ phun nhỏ dần đi hoặc làm bít lỗ phun. Đây cũng chính là nguyên nhân chúng ta phải thường xuyên vệ sinh bề mặt đầu phun.

2. Card tinh thể bị lão hoá theo cường độ làm việc: 

Đầu phun sẽ không thể phun mực được tốt, thường thì card tinh thể này chỉ sử dụng với cường độ cao khoảng trong một năm đối với các dòng máy in Epson. Đại khái là người còn có tuổi thì lấy đâu ra đầu phun dùng muôn thủa.

3. Card tinh thể bị áp điện quá tải vì những nguyên nhân nào đó: 

Hiện tượng xảy ra rõ ràng nhất là đầu phun lúc ra mực không đều, lúc được lúc không, đặc biệt trong trường hợp cần phun lượng mực nhiều thì sẽ xuất hiện hiện tượng thiếu mực sai màu đứt quãng. Rõ hơn nữa là tiia vẫn đủ nhưng bản in lại bị sọc

4. Lưới lọc bên trong đầu phun bị nghẹt do sử dụng lâu ngày hoặc sử dụng loại mực chứa nhiều tạp chất gây nên làm cho mực không thể phun ra một cách trơn tru.

 Đại khái là mực in kém chất lượng nhưng điều này hết sức khó nhận định được vì đa phần người bán chẳng ai chịu công nhận mực mình kém chất cả.

5. Độ bám dính của mực in quá cao hay quá thấp và do nhiệt độ môi trường bên ngoài tác động nhiệt độ thấp thì độ bám cao va ngược lại.

 Vì thế các nhà cung cấp mực in đã khuyên khách hàng nên để mực in tại môi trường đặt máy in ít nhất 24giờ trước khi sử dụng. Sự chênh lệch này là khá lớn cho nên khi chúng ta sử dụng 2 loại mực có sự chênh lệch về độ dính chung với nhau, thì rất dễ xảy ra hiện tượng đầu phun không phun ra mực các bạn nhé. Và đây là lý thuyết hợp lý

6. Hỏng con chíp điện tử

Khi con chíp điện tử đã đạt đến tuổi thọ nhất định hoặc đã bám khá nhiều tạp chất mực in, sẽ ảnh hưởng đến điện áp của đầu phun, gây nên tình trạng đầu phun không thể phun và không thể hoạt động tốt

7. kích thước hạt mực: 

Một số xưởng sản xuất đã không khống chế và đo lường hoá chất làm khô trong mực một cách thích hợp, một đơn vị kinh doanh ham giá rẻ với nhưng đơn hàng khổng lồ không nguồn tiêu thụ khiến dung dung môi bay hơi thường là nguyên nhân gây tắc nghẽn đầu phun.

8. Thay đổi mực in thường xuyên hoặc sài chung 2 – 3 nhà cung cấp khác nhau cùng lúc: 

có rất nhiều tình huống khi thay mực in mà không bảo dưỡng tốt đầu phun thì cũng sẽ ảnh hưởng hoặc khi 2 dòng mực khác nhau khi hoà trộn lẫn nhau sẽ bị kết tủa và đây là trường hợp chắc chắn xảy ra.

9. Môi trường đặt và sử dụng máy in

Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường sử dụng: nhiệt độ thích hợp nhất là từ 20 -25oc, độ ẩm từ 35 -70%, nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của mực in, đôi khi gây ra hiện tượng thiếu mực trong đầu phun, làm chúng tả nhầm tưởng là tình trạng nghẹt đầu phun. Thường chỉ những người nhiều kinh nghiệm mới nhận ra được.
10. Điện áp đầu phun: điện áp thích hợp sẽ khiến đầu phun hoạt động suôn sẻ và bền bỉ hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét