Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Sự ra đời của lịch

Nguồn gốc ra đời của cuốn lịch ngày nay

Trước hết để tìm hiểu về sự ra đời của lịch chúng ta hãy cùng camnanginan tìm hiểu 

Lịch là gì?


                                                         Hình ảnh lịch của người cổ xưa
Lịch là một hệ thống để đặt tên cho các chu kỳ thời gian, thông thường là theo các ngày. Các tên gọi này được biết đến như là tên của ngày tháng cụ thể nào đó trong từng loại lịch (ví dụ ngày 19 tháng Hai năm 2005). Các ngày tháng cụ thể có thể dựa trên sự chuyển động thấy được của các thiên thể. Lịch cũng là một thiết bị vật lý (thông thường là trên giấy) để minh họa cho hệ thống (ví dụ- lịch để bàn) – và đây cũng là cách hiểu thông dụng nhất của từ lịch.

Lịch ra đời như thế nào?

Có rất nhiều loại lịch, lịch Mặt trời, lịch Mặt trăng… Mỗi loại lịch đều có một lịch sử, đặc trưng riêng. Lịch thông dụng nhất trên thế giới ngày nay là lịch La Mã, mà người ta quen gọi là Dương lịch. Cách tính của lịch dựa trên cơ sở Mặt trời, được điều chỉnh nhiều lần nay tương đối đồng nhất.

Lịch được lập ra năm 753 trước công nguyên, từ chu kỳ mặt trăng, nên có nhiều sai lệch so với chu kỳ mặt trời, phải trải qua nhiều sửa đổi mới có được quyển lịch chính xác như ngày nay.
Năm 532, cha đạo Denys le Petit, hiệu chỉnh bản tính ngày lễ Giáng Sinh kể từ khi chúa Giê-su ra đời, mà ông định ngày 25/12 năm 753 Rome. Năm theo lịch La Mã thứ 754 trở thành năm 1 (không có năm 0). Kiểu tính toán này được nước Pháp dùng kể từ thế kỷ thứ 8. Sau đó người ta nhận thấy rằng Denys đã tính lầm ít nhất 4 năm. Năm 2000 đáng lý ra phải là năm 2005.

Năm 1582 Gregory III mời các nhà thiên văn Lilio, Clavius và Chacon thành lập một cuốn lịch mới và nhận thấy rằng theo mặt trời thì César tính trễ mất 10 ngày nên giáo hoàng cho nhảy lên 10 ngày cho Rome và các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha: sau ngày 4/10/1582 là ngày 15/10/1582. 
Nước Pháp theo trễ hơn, tới 9/12/1582 mới đổi, còn Anh Quốc thì đợi đến 2/8 năm 1752 mới thêm 11 ngày (sau ngày 2/9 là 14/9/1752 )

                                                              Hình ảnh lịch của Ấn Độ cổ
Cuối thế kỷ thứ 16 những người có học biết họ hiện đang ở ngày, tháng, năm nào nhờ quyển lịch và từ đó họ có thể ghi lại những biến cố xảy ra. Không có lịch, sẽ không có lịch sử. Từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ 19, Âu châu bành trướng, làm cả thế giới biết tới lịch Grégorien: các dân tộc thuộc địa Mỹ châu, Á châu và Phi châu phải dùng lịch của chính quốc và sau khi đuợc độc lập, họ vẫn tiếp tục dùng lịch này.

Thế kỷ thứ 17, lịch được dùng để tổ chức tương lai. Từ năm 1679, Hàn lâm viện khoa học mỗi năm in môt quyển lịch chính thức và từ đó sẽ in lại trong hầu hết các sách lịch (almanach).

Thế kỷ 19 sổ nhật ký (agenda) và lịch được phổ biến từ từ. Hình thức quyển lịch giống như lịch hiện nay chúng ta dùng : những ngày trong tuần và số ngày trong tháng.
Năm 1834, cha đạo Marc Mastrofini đề nghị ngày cuối năm đó sẽ là “ngày trắng” tức là không tính, để cho mọi ngày khác gom lại đúng 52 tuần lễ (52×7=364 ngày) .
Năm 1849, Auguste Compte làm lịch gồm 13 tháng đồng đều, tiếp theo 1 “ngày trắng”.
Năm 1884 người ta chia ra các múi giờ: trái đất được chia thành 24 múi xẻ dọc từ Bắc xuống Nam với kinh tuyến Greenwich làm chuẩn.

Từ năm 1922, Hội các quốc gia thành lập một ủy ban nghiên cứu về sự sửa đổi lịch và kết luận là không thay đổi lịch nữa nhưng phải có một ngày ổn định cho ngày lễ Pâques.
Loại Âm lịch ta đang dùng thực ra là kết hợp cả âm - dương lịch, cả mặt trăng và mặt trời, tháng theo Mặt trăng nhưng Tiết lại theo Mặt trời hay vị trí của Trái đất trên quỹ đạo. Trong cả hai loại lịch chính, đều thấy xuất hiện một cơ số đặc biệt: Cơ số 12.

Trong Dương lịch, được coi là lấy từ năm đầu tiên - năm Chúa Jesus ra đời. Tuy nhiên, nó hình thành từ rất lâu trước khi Jesus giáng sinh, và chỉ được tính lại là năm thứ nhất từ sau khi Ki-tô giáo thống trị La Mã.
Theo sử sách, Chúa Jesus không sinh vào năm thứ nhất Công nguyên, mà vào khoảng năm 8 - 4 trước Công nguyên tại Betlehem, bị đóng đinh trên thánh giá. Do vậy, mốc năm đầu Công nguyên hoàn toàn mang tính tương đối. Theo cách tính lịch, không có năm 0. Nghĩa là sau năm thứ nhất trước Công nguyên là đến năm thứ nhất sau Công nguyên.

Dương lịch được tính sao cho một năm trên lịch gần nhất so với một vòng Trái đất quay quanh Mặt trời bằng 365,24220 ngày. Một ngày là 24 giờ.
Một vòng của Trái đất trên quỹ đạo không bằng một số chẵn của ngày. Vì vậy, một năm cần có 365 ngày, nhưng số lẻ cần được bổ sung bằng cách nào đó. Số lẻ 0,2422 có thể miêu tả bằng phân số đơn giản gần đúng là 1/4; 7/29; 8/33; 31/128; 132/545;… nghĩa là để lắp gần đúng thì 4 năm cần thêm một ngày, chính xác hơn nữa thì 29 năm cần thêm 7 ngày, hơn nữa là 33 năm thêm 8 ngày… Có phân số được dùng tiện lợi là 97/400. Lịch chúng ta hiện dùng có quy luật tương đối rắc rối. Tức là: Cứ 4 năm thì thêm một ngày: các năm chia hết cho 4 nhuận 1 ngày.
Nhưng cứ một trăm năm thì phải bớt một ngày: năm chia hết cho 100 không nhuận. Cứ 400 năm lại cần thêm một ngày: năm chia hết cho 400 lại nhuận. Cứ 4000 năm thì bớt một ngày: năm chia hết cho 4000 sẽ không nhuận.

Vì vậy năm 1800, 1900 không nhuận, nhưng năm 2000  lại nhuận.
Thực ra, phân số trên vẫn chưa phải là chính xác tuyệt đối. Nếu đúng thì phải thêm: năm chia hết cho 20.000 sẽ nhuận hai ngày, khi đó ta có phân số (969×5-1)/20.000 = 4844/20.000 = 0,2422, sát hơn so với thực tế. Tuy nhiên, chờ đến 20.000 năm thì chắc là lúc đó có quá nhiều thay đổi, tính trước là không cần thiết.
 Bây giờ thì bạn đã biết nguồn gốc của lịch rồi chứu ạ, nếu có ý định in lịch : lịch treo tường, để bàn, lịch blok hãy liên hệ địa chỉ website: quangcaovietbac.vn để được tư vấn. 
Nếu thấy hay hãy chia sẽ cho bạn bè cùng đọc nhé.

1 nhận xét:

  1. lâu nay đang tìm kiếm thoogn tin này. cảm ơn bạn nhiều

    Trả lờiXóa